Đầu tư chứng khoán cho người mới bắt đầu

Mình đã tìm hiểu đầu tư vào chứng khoán từ hồi đầu năm, nhưng chỉ đến tháng vừa rồi mới có thời gian mở tài khoản vào bắt đầu các hoạt động đầu tư. Có lẽ đã bị lỡ “thời điểm vàng” hồi cuối tháng 3 khi tất cả các thị trường chứng khoáng sụt giá thảm hại vì ảnh hưởng Covid-19. Với thị trường chứng khoán, thời điểm sụt giá luôn là thời điểm tốt để mua, vì đã xuống là sẽ có lên. Từ tháng 3 tới giờ các thị trường đã lên giá nhiều, và thậm chí một số thị trường đang tăng giá không tưởng. Tại thời điểm này khi ảnh hưởng của Covid 19 lên nền kinh tế còn chưa rõ, việc lên giá của thị trường chứng khoán lại khiến nhiều nhà đầu tư dè chừng vì không biết liệu sự tăng giá này có lâu dài hay không. Tuy nhiên, chính vì sự không ổn định và không chắc chắn này, mà mình càng phải tìm hiểu kỹ càng hơn các hạng mục đầu tư khác nhau trước khi bỏ tiền vào.

Chỉ số S&P 500 – 500 công ty lớn trên thị trường chứng khoán của Mỹ

Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số điều mình học hỏi được từ quá trình tìm hiểu cũng như kinh nghiệm của bản thân mình bao gồm:

  1. Các loại quỹ đầu tư thường gặp
  2. Các platform đầu tư và chi phí platform
  3. Các loại tài khoản đầu tư lợi thuế
  4. Danh sách một số quỹ đầu tư phổ biến

1. Các loại quỹ đầu tư thường gặp

Khi nói tới việc đầu tư chứng khoán, chắc mọi người sẽ nghĩ ngay tới việc mua cổ phiếu, cổ phần (share/stock) của một công ty nào đó. Nhưng thực ra thị trường chứng khoán đa dạng hơn rất nhiều. Mình có thể nắm trong tay trực tiếp cổ phiếu của công ty, nhưng mình cũng có thể đầu tư gián tiếp bằng cách bỏ tiền vào quỹ đầu tư. Thông thường, quỹ đầu tư ít rủi ro hơn so với mua bán trực tiếp cổ phiếu, vì bản thân quỹ đầu tư là một rổ các cổ phiếu khác nhau. Thị trường chứng khoán lên xuống không ai đoán trước được, nếu chỉ phụ thuộc vào một công ty nhất định, mức độ rủi ro sẽ rất cao. Lên sẽ được nhiều, nhưng xuống thì cũng có thể mất hết. Chính vì thế những người đầu tư dài hạn thường hay vừa đầu tư vào cổ phiếu cổ phần, vừa đầu tư vào các quỹ để giảm thiểu rủi ro.

Dưới đây là các loại quỹ đầu tư thường gặp. Hiểu được các khái niệm khác nhau sẽ giúp mình ra được quyết định đầu tư đúng đắn hơn. Ở phần cuối bài mình sẽ liệt kê chi tiết tên một số quỹ đầu tư phổ biến.

Mutual fund (Quỹ tương hỗ): là quỹ đầu tư dồn tiền từ nhiều nhà đầu tư khác nhau để mua cổ phiếu của các công ty. Chi phí của mutual fund có thể thấp hoặc cao tùy theo mức độ hoạt động quản lý của quỹ.
Index fund (Quỹ chỉ số): là loại hình quỹ tương hỗ thụ động, mô phỏng theo một loại chỉ số chứng khoán nhất định, ví dụ cổ phiếu của 30 công ty công nghiệp hàng đầu nước Mỹ trong chỉ số Dow Jones. Chi phí của các index fund thấp vì không cần phải chủ động quản lý quỹ.
Exchange traded fund (ETF) (Quỹ hoán đổi giao dịch): cũng là quỹ đầu tư thụ động chi phí thấp, nhưng không chỉ mô phỏng theo một chỉ số cổ phiếu, trái phiếu như index fund, mà còn hàng hóa hoặc một loại tài sản nhất định. Ví dụ như: Chỉ số S&P 500, giá dầu, giá vàng, tỷ giá ngoại tệ…
Investment trust (Ủy thác đầu tư): cũng là quỹ đầu tư dồn tiền từ nhiều nhà đầu tư khác nhau để mua cổ phiếu của các công ty như mutual fund, nhưng điều khác là investment trust có tổng vốn cố định (closed-ended) và nhà đầu tư phải mua cổ phần của investment trust từ thị trường chứng khoán chứ không mua trực tiếp từ quản lý của quỹ. Trong khi mutual fund không có vốn cố định (open-ended), các nhà đầu tư có thể liên tục rót vốn vào trong quỹ, và ngược lại cũng có thể rút tiền ra. Điều này có nghĩa là investment trust sẽ không gặp phải trường hợp cạn tiền do các nhà đầu tư rút tiền ra cũng một lúc, có thể lên kế hoạch đầu tư dài hạn hơn, và duy trì chi phí quản lý thấp hơn.

Share, investment trust, ETF có thể mua bán bất cứ lúc nào trong ngày (giá thay đổi trong ngày).

Mutual fund (bao gồm index fund) chỉ có thể mua bán một lần trong ngày sau khi thị trường đã đóng cửa (giá cố định cuối ngày).


2. Các platform đầu tư và chi phí platform

Nếu ví các cổ phiếu, cổ phần và quỹ đầu tư như là các sản phẩm hàng hóa trong siêu thị, thì platform ở đây chính là siêu thị. Trước khi bạn muốn mua hàng hóa, bạn cần phải chọn siêu thị trước đã. Các platform này thường có trang web và app điện thoại giúp cho việc mua bán trao đổi dễ dàng và thuận tiện.

Phần lớn các platform đều có đánh phí quản lý (admin charge), phí mua bán (dealing fee) và một số platform đánh phí khi bạn muốn đóng tài khoản và chuyển các đầu tư của mình đi nơi khác (exit charge). Thường platform càng có nhiều sản phẩm và dịch vụ thì phí sẽ càng cao hơn. Một số platform đánh phí theo % tiền đầu tư, một số khác có phí cố định. Khi tiền đầu tư dưới £100k nên sử dụng platform phí %, nhưng nếu đầu tư trên £100k thì phí cố định thường sẽ rẻ hơn.

Hiện tại mình đang có tài khoản với 4 platform khác nhau: AJ Bell YouInvest, Fidelity, Hargreaves Lansdown (HL)Trading 212, dù số tiền đầu tư ở mỗi platform đều chưa nhiều. Việc mở tài khoản với nhiều platform khác nhau rất phổ biến vì mỗi platform sẽ thích hợp cho những loại đầu tư khác nhau. Ngoài ra nhà nước đảm bảo tối đa £85k ở mỗi platform trong trường hợp platform bị phá sản, nên dàn tiền ở nhiều platform cũng là một cách giảm rủi ro.

Trading 212

Điểm lợi lớn nhất của Trading 212 là hoàn toàn miễn phí và app tiện dụng. Tuy nhiên điểm hạn chế là Trading 212 chỉ có cổ phiếu và ETF, không có các loại mutual fund và investment trust. Số lượng đầu cổ phiếu và ETF cũng ít hơn một số các platform khác. Vì thế mình mở tài khoản với Trading 212 chủ yếu để mua bán cổ phiếu và ETF, nhưng phải mở tài khoản với các platform khác để mua bán mutual fund. Trading 212 có offer tặng một cổ phiếu miễn phí được lựa chọn ngẫu nhiên (giá trị tối đa £100) nếu mở tài khoản qua link giới thiệu: www.trading212.com/invite/FzYebZmo

Fidelity

Fidelity là platform chính của mình hiện tại để đầu tư vào mutual fund. Fidelity là một trong những platform có chi phí quản lý thấp nhất hiện nay, 0.35% một năm. Ví dụ, nếu bỏ £10,000 vào thì sẽ đóng admin fee là £35 một năm. Điều mình thích nhất ở Fidelity là không có dealing fee cho mutual fund và không có exit fee, có nghĩa là có thể mua bán mutal fund thoải mái không cần lo, và có thể chuyển sang các platform khác bất kỳ lúc nào. Chú ý là nếu mua cổ phiếu, ETF và investment trust thì Fidelity có đánh phí (có thể xem bảng ở cuối phần này để biết thêm chi tiết).

Nên đăng ký với Fidelity qua trang TopCashBack, vì sẽ được nhận cash back tối đa £147 cho tài khoản Stocks and Shares ISA hoặc £137 nếu mở tài khoản đầu tư cho lương hưu SIPP. Mình sẽ nói thêm về hai loại tài khoản này ở phần dưới bài.

Mức độ cashback tùy theo mình chuyển vào bao nhiêu. Cho Stocks and Shares ISA, nếu chuyển vào £2000 – £4,999 để đầu tư được nhận lại £42, chuyển vào £5000 – £9,999 được nhận lại £105, chuyển £10k – £14,999 nhận £126, và chuyển £15k – £20k nhận £147. Mình chuyển vào £5k nên được nhận £105.

Mình đã viết một vài về việc làm thế nào để mở tài khoản với TopCashBack ở link này: http://www.chuyencuangan.com/kiem-tien-tu-viec-mua-sam-voi-trang-web-topcashback/

Sau khi mở tài khoản với TopCashBack, chỉ cần gõ “Fidelity” vào phần search là sẽ tìm được như trong hình dưới đây.  

AJ Bell YouInvest

AJ Bell YouInvest cũng là một trong những platform đầu tư vào quỹ với chi phí thấp nhất hiện nay. Admin fee là 0.25% một năm, thấp hơn Fidelity. Tuy nhiên, AJ Bell có đánh phí mua bán (£1.5 cho một lần mua bán mutual fund), nên nếu bỏ các khoản nho nhỏ vào rất nhiều mutual fund khác nhau và mua bán thường xuyên trong năm thì chi phi cộng lại có thể sẽ cao hơn Fidelity. Ngoài ra AJ Bell còn có exit fee (£25 per holding). Vì vậy AJ Bell sẽ phù hợp khi mình không mua đi bán lại nhiều và muốn giữ fund đầu tư lâu dài. Tiếc là AJ Bell không có offer trên TopCashBack. Mình mới gần đây sử dụng AJ Bell cho tài khoản đầu tư cho lương hưu.

Hargreaves Lansdown (HL)

Hargreaves Lansdown (HL) là trong những platform phổ biến nhất hiện nay do app điện thoại tiện lợi, có nhiều các đầu quỹ, cổ phần, cổ phiếu cho người đầu tư, cùng với các chức năng phân tích dữ liệu tốt. Tuy nhiên so với các platform khác, HL có phí cao hơn, admin fee là 0.45%. Mình hiện không đầu tư nhiều với HL, đơn thuần muốn sử dụng để có thể so sánh giá thành và tìm hiểu tại sao HL lại phổ biến vậy.    

Các platform khác

Ngoài các platform kể trên, còn rất nhiều các platform khác ở Anh Quốc. Dưới đây là bảng so sánh chi phí cho các platform khác nhau. Nếu hình thu nhỏ nhìn không rõ, bạn có thể bấm vào hình ảnh để phóng to lên.


3. Các loại tài khoản đầu tư lợi thuế

Shares and stocks ISA

Hầu hết các platform đều có loại tài khoản Stocks and Shares ISA, đây là loại tài khoản được miễn thuế thu nhập. Có nghĩa là mình sẽ không phải trả thuế cho các lợi nhuận thu về từ đầu tư trong tài khoản này. Giới hạn tiền đầu tư cho loại tài khoản này là £20k một năm (theo năm thuế – tax year) (ISA allowance). Chú ý là một năm thuế chỉ có thể mở một tài khoản Stocks and Shares ISA. Nhưng nếu vì một lý do nào đó, bạn muốn chuyển platform, thì vẫn hoàn toàn có thể chuyển toàn bộ tài khoản Stocks and Shares ISA từ platform này sang platform khác mà không ảnh hưởng gì tới ISA allowance £20k.       

Lifetime ISA

Lifetime ISA là loại tài khoản miễn thuế khi đầu tư để mua căn nhà đầu tiên hoặc đầu tư cho lương hưu. Nhà nước sẽ top up 25% số tiền mình bỏ vào với tối đa tiền top-up £1,000. Có nghĩa là nếu mình chuyển vào tài khoản £1,000, nhà nước sẽ chuyển thêm vào £250. Tuy nhiên khi tổng tiền chuyển vào trên £4,000 thì nhà nước sẽ không top-up thêm nữa. Với loại tài khoản này, mình có thể rút tiền ra khi mua căn nhà đầu tiên. Còn nếu không mua nhà hoặc không phải là căn nhà đầu tiên, thì phải đợi tới khi 60 tuổi mới có thể rút tiền ra. Khi rút tiền ra hoàn toàn không cần đóng thuế. Hiện mình chỉ biết AJ Bell và HL là có lifetime ISA. Fidelity không offer loại tài khoản này.

Self-invested personal pension (SIPP)

SIPP là loại tài khoản đầu tư cho lương hưu có lợi về thuế. Khi mình chuyển tiền đầu tư vào tài khoản này, nhà nước sẽ hoàn lại thuế thu nhập cho số tiền đó. Ví dụ mình đóng thuế thu nhập 30%, khi chuyển vào SIPP £1000, nhà nước sẽ trả lại £300 vào tài khoản cho mình. Với loại tài khoản này, mình có thể rút tiền ra ở tuổi 55, 25% số tiền rút ra sẽ không phải đóng thuế thu nhập, còn 75% còn lại sẽ phải đóng thuế thu nhập như các tiền lương hưu khác. Phần lớn các platform đều offer SIPP.


4. Danh sách một số quỹ đầu tư phổ biến

Mình thường google và đọc nhiều trang khác nhau để tìm hiểu xem các trang giới thiệu fund nào. Morningstar có xếp hạng các quỹ đầu tư dựa trên thành tích, có tính tới độ rủi ro và chi phí và so sánh với các fund khác trong cùng hạng mục. Mỗi fund đều có đánh giá cho khoảng thời gian 3 năm, 5 năm và 10 năm. Nhiều trang tư vấn tài chính, blog tài chính cũng có ranking riêng. Ví dụ trang moneyobserve.com đưa ra top 10 mutual fund phổ biến nhất tháng 6 năm 2020:

Mọi người cũng có thể tìm hiểu thêm về các index fund, ETF, investment trust bằng cách search goolge, ví dụ “ETFs to buy July 2020”. Mỗi loại quỹ sẽ có các bài giới thiệu khác nhau.

Khi có danh sách, mình thường xem thêm chi tiết về thành tích (performance) và cụ thể là fund này gồm những cổ phiếu nào (portfolio). Mình khá thích trang www.trustnet.com vì có thông tin đầy đủ cần thiết ngay trong một trang, tuy nhiên, các trang web của các platform như là HL và Fidelity cũng có thông tin về fund. Ở bài khác mình sẽ chia sẻ thêm cụ thể mình xem xét cụ thể những thông tin gì.


Disclaimer

Chú ý mình không phải là chuyên gia tài chính, bài viết này chủ yếu để chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân và thông tin tìm hiểu được cho mọi người tham khảo thôi nhé. Mình hi vọng là nó có ích cho những bạn nào có hứng thú đầu tư ở Anh Quốc.

Trên blog của mình có thể có link affiliate trong một số bài viết. Điều này có nghĩa là nếu bạn chọn đăng ký qua link của mình, mình có thể được một ít hoa hồng để trả phí duy trì blog, và bạn sẽ không mất gì cả. Chú ý là đây không phải là blog bán hàng, mình chia sẻ chủ yếu vì sở thích. Nếu có giới thiệu cái gì thì đó là vì mình có sử dụng, thấy hữu ích và muốn chia sẻ với mọi người.

Link tới các bài viết khác

Bạn có thể đọc thêm các bài viết khác về chủ đề tài chính cá nhân ở link này: https://www.chuyencuangan.com/category/tai-chinh-ca-nhan/

Nếu bạn muốn online kiếm thêm chút tiền bỏ túi trong thời kỳ ở nhà tránh Covid thì có thể đọc thêm bài ở link này: https://www.chuyencuangan.com/kiem-them-chut-thu-nhap-online-voi-20-cogs/

Đây là link giới thiệu về mình cho các bạn đọc mới của blog: https://www.chuyencuangan.com/gioi-thieu/

Hãy kết nối với mình trên facebook ở đây: https://www.facebook.com/chuyencuangan/

Và đừng quên đăng ký ở phần “Để lại email để theo dõi blog” để nhận thông báo khi có bài viết mới! Phần đăng ký nằm ở cuối bài viết này dưới mục bình luận nếu bạn sử dụng điện thoại và ở phía bên tay phải nếu bạn sử dụng máy tính. Sau khi bấm nút “đăng ký”, nếu bạn không nhận được email yêu cầu xác nhận từ blog, xin hãy kiểm tra thùng thư rác (junk mail).

Nguồn ảnh: Image by Nattanan Kanchanaprat from Pixabay


Hãy để lại lời nhắn cho mình nhé!