Các kênh thông tin và nguồn link hữu ích cho quá trình xin việc

Mình bắt đầu chính thức đi làm từ năm 2011. Nếu tính từ thời điểm còn ngồi ghế nhà trường, mình đã sáu lần đi xin việc và năm lần ngồi trong vị trí ban tuyển dụng. Trên blog “Chuyện của Ngân”, mình đã viết một số bài chia sẻ về kinh nghiệm của một người đi xin việc và cũng đã viết bài từ góc nhìn của nhà tuyển dụng (xem thêm link ở cuối bài viết này). Tuy nhiên, mình chưa có dịp viết sâu về chủ đề này.

Đợt này mình sẽ cố gắng viết một series bài đi sâu hơn. Trong bài đầu tiên này, mình xin chia sẻ về các kênh thông tin và nguồn link hữu ích cho quá trình xin việc ở Việt Nam và Anh Quốc. Dù kinh nghiệm xin việc của mình chủ yếu ở Anh, nhưng mình cũng khá quan tâm tới thị trường việc làm ở Việt Nam và cũng có những tìm hiểu nhất định. Ngoài ra một số chia sẻ dù có nhắc tới ở Anh, nhưng mình nghĩ hoàn toàn có thể áp dụng tương tự vào môi trường ở Việt Nam. Mình cũng có đăng rất nhiều nguồn link trong bài, hi vọng sẽ hữu ích cho mọi người.

Bài viết này sẽ chia sẻ 10 kênh thông tin cụ thể như sau:

  1. Dịch vụ hướng nghiệp (Careers Service)
  2. Hội chợ hướng nghiệp (Careers Fair)
  3. Chương trình networking
  4. Facebook của các bạn/anh/chị đi trước hoặc người nổi tiếng trong ngành
  5. Các nhóm Facebook chuyên về việc làm và hướng nghiệp
  6. Các trang web tuyển dụng uy tín ở Việt Nam và Anh
  7. Các trang web/Facebook có những chia sẻ hữu ích giúp cho quá trình xin việc
  8. Cách sử dụng Google search
  9. Nhân viên tư vấn giới thiệu việc làm (Recruitment Agent)
  10. Bạn bè anh chị và những người đi trước

Các bạn quan tâm tới phần cụ thể nào có thể bấm vào link ở trên để đi thẳng xuống phần đó.  

Bạn có thể lưu lại link web này vào phần “Favourite” (“Yêu thích”) của Google Chrome/ Edge/ Safari, sẽ không lo bài viết bị trôi mất theo thời gian.

Chú ý: Các bạn có thể thoải mái share bài post Facebook và lưu lại link web của bài viết. Tuy nhiên, nếu bạn muốn copy lại toàn bộ nội dung và đăng lại ở chỗ khác, xin hãy điền link nguồn tới blog của mình và báo cho mình biết nhé! Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm.  


1. Dịch vụ hướng nghiệp (Careers Service)

• Khi còn là sinh viên, một trong những kênh thông tin mình mình thấy hệ thống và hữu ích nhất là Dịch Vụ Hướng Nghiệp (Careers Service) của trường đại học. Các dịch vụ hướng nghiệp thường có văn phòng riêng với rất nhiều các tài liệu hữu ích bao gồm hướng dẫn cách viết CV, hướng dẫn chuẩn bị phỏng vấn xin việc, thông tin về các Careers Fair (Hội chợ hướng nghiệp), cũng sẽ có các tư vấn viên nếu mình muốn có người trực tiếp giải đáp thắc mắc hoặc xem giùm mình CV.

• Thông tin về Dịch Vụ Hướng Nghiệp này thường có trên các trang web của trường đại học. Đây là ví dụ về Dịch Vụ Hướng Nghiệp của trường đại học Cambridge: http://www.careers.cam.ac.uk/

2. Hội chợ hướng nghiệp (Careers Fair)

• Đã nhắc tới ở trên, các trường đại học thường tổ chức Careers Fair do trường đại học tổ chức. Tại Careers Fair, các công ty sẽ bầy quầy và giới thiệu về công ty của mình. Sinh viên tự do đi quanh và ghé vào quầy mình quan tâm để hỏi về công ty và cơ hội việc làm.

• Để có thể tận dụng hiệu quả nhất những sự kiện thế này, nên tìm hiểu trước về các công ty có bầy quầy, và trong ngày nên tận dụng cơ hội để nói chuyện với đại diện của công ty. Mình nghĩ nhiều lúc dù đã biết rồi cũng vấn có thể hỏi, đơn thuần là một cơ hội giao tiếp với người từ công ty để biết con người văn hóa của công ty như thế nào và đồng thời cũng là cơ hội luyện tập kỹ năng giao tiếp.

• Gợi ý của mình về một số câu hỏi có thể dùng là:
– What graduate programmes do you have? (“Các anh/chị có những chương trình việc làm gì cho sinh viên mới ra trường?”)
– What training do you offer for new graduates? (“Các anh/chị có những chương trình huấn luyện gì cho sinh viên mới ra trường?”)
– Are there opportunities for career progression? (“Liệu có được cơ hội cho việc thăng tiến hay không?”)
– Can you please tell me a bit more about the recruitment process? (“Anh/chị có thể nói cho em biết thêm về quá trình tuyển dụng không?”)
– Can you please share your experience working there? What do you like about Company A? (“Anh/chị có thể chia sẻ kinh nghiệm của anh tại đó được không? Điều gì anh thích về công ty A?”)

3. Chương trình networking

• Mình cũng tham gia vào chương trình networking đặc biệt hướng tới chủ đề hướng nghiệp. Mình thường biết tới các sự kiện networking như vậy thông qua bạn bè, và các trang, nhóm Facebook, các trang web. Càng tích cực theo dõi và tìm hiểu, thì càng dễ tìm và biết được nhiều chương trình networking hữu ích. Mình sẽ chia sẻ thêm về một số trang, nhóm Facebook và trang web mà mình biết tới hoặc đã sử dụng dưới đây và trong các đề mục ở sau.    

• Ví dụ ở Anh chương trình Prospect tổ chức bởi VietPro. VietPro (Vietnamese Professionals in the UK) là cộng đồng những người đi làm ở Anh. Hàng năm VietPro tổ chức sự kiện Prospect để chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích với những bạn học sinh sinh viên về quá trình xin việc ở Anh và đồng thời tạo cơ hội networking kết nối mọi người. Đây là link tời Facebook Page của VietPro: https://www.facebook.com/vietprouk/

• Ở Việt Nam thường cũng có những sự kiện networking như vậy, bạn có thể theo dõi thêm trên các website chuyên về chủ đề hướng nghiệp, ví dụ như là: https://careerbuilder.vn/vi/event/marketing-networking-night.35A4E93C.html (chú ý sự kiện trong link này từ rất lâu rồi, đây chỉ là ví dụ).

4. Facebook của các bạn/anh/chị đi trước hoặc người nổi tiếng trong ngành

• Theo dõi Facebook Page của những bạn/anh/chị đang làm trong ngành hoặc những người nổi tiếng về lĩnh vực mà bạn theo đuổi là một cách tuyệt với để được truyền cảm hứng, học tập những điều hay ho và biết tới những sự kiện networking.

• Dù không làm trong startup hay AI, mình hay theo dõi chị Thái Vân Linh và Nguyễn Phi Vân, vì mình cảm thấy có rất nhiều điều hữu ích và truyền cảm hứng, và mình cũng thi thoảng thấy thông tin về các sự kiện networking. https://www.facebook.com/linhthaiofficial
https://www.facebook.com/NguyenPhiVan

5. Các nhóm Facebook chuyên về việc làm và hướng nghiệp

• Mình rất thích tham gia các nhóm Facebook chia sẻ về xin việc và việc làm, không chỉ tìm được nguồn thông tin hữu ích mà còn là cơ hội giao lưu, kết bạn, networking. Dưới đây là một số nhóm mình biết hoặc/và có tham gia.

• Ở Việt Nam:

– Hội review Công ty có tâm! Góc Bàn Luận Có Tầm!!!!: nhóm có lượng tương tác cao, có đăng tuyển dụng và có rất nhiều review của công ty
https://www.facebook.com/groups/750937782005527

– Tuyển dụng việc làm tại TP.HCM:
https://www.facebook.com/groups/208993009860332/

– Tuyển dụng việc làm tại Hà Nội:
https://www.facebook.com/groups/469383163393248/
https://www.facebook.com/groups/tuyendungvieclamhn/
https://www.facebook.com/groups/tuyendunghn/

– Your Career in Vietnam – Internship & Jobs:
https://www.facebook.com/groups/tuyendungvieclamtothn/

• Ở Anh:

– SJSH – Nhóm tìm việc làm và học bổng tại UK và EU: nhóm có lượng tương tác cao, có nhiều chia sẻ rất hữu ích của các bạn/anh/chị người Việt đang sống và làm việc tại UK, nhóm cũng có nhiều hoạt động hữu ích như là mentoring, xem giùm CV…
https://www.facebook.com/groups/vieclamhocbongUKvaEU

6. Các trang web tuyển dụng uy tín ở Việt Nam và Anh

• Trong quá trình xin việc mình sử dụng rất nhiều các trang web tuyển dụng để tìm kiếm việc làm phù hợp. Các trang web mình dùng là cho thị trường ở Anh, nhưng qua tìm hiều mình cũng biết nhiều trang web uy tín ở Việt Nam. Mình xin liệt kê dưới đây cho mọi người tham khảo. Mọi người chú ý là các trang web dưới đây cũng có thể có app điện thoại. Nếu bạn tìm hiểu và thấy trang web nào phù hợp thì cũng có thể download app điện thoại để tiện sử dụng.

Ở Việt Nam:
– Vietnamworks: trang tuyển dụng uy tín với lượng truy cập lớn, phù hợp với người đi làm đã có kinh nghiệm, đặc biệt là chuyên mục tuyển dụng cán bộ cao cấp cho các công ty tập đoàn lớn. Tuy nhiên sinh viên mới ra trường cũng có thể tìm thấy công việc phù hợp bởi số lượng công việc đa dạng.
http://www.vietnamworks.com/

– Careerbuilder: thuộc sở hữu của Career Builder Mỹ, một trong những mạng việc làm và tuyển dụng lớn nhất thế giới. Hầu hết công việc ở web này đều có mức lương khá cao, yêu cầu trình độ và kinh nghiệm cao.
http://careerbuilder.vn/

– Mywork: có nhiều vị trí việc làm, nhiều ngành nghề khác nhau phù hợp cho hầu hết các đối tượng, từ sinh viên tới lao động phổ thông tới người có trình độ tay nghề cao.
https://mywork.com.vn/

– Careerlink: phân chia theo lĩnh vực (Kế Toán, IT…) và khu vực (Hải Phòng, Hà Nội…)
https://www.careerlink.vn/

– Vieclam24h: nguồn gốc là phần tuyển dụng trên trang tin tức 24h.com.vn, sau đó phát triển riêng thành trang vieclam24h như hiện nay
https://vieclam24h.vn/

– Jobsgo: phù hợp với mọi đối tượng
https://jobsgo.vn/

– Timviecnhanh: phù hợp với hầu hết các đối tượng
https://www.timviecnhanh.com/

– ITviec: trang tuyển dụng dành cho dân IT
https://itviec.com/

– Topdev: trang tuyển dụng cho dân IT
https://topdev.vn/

-1001vieclam: phát triển bởi DBIZ Group
https://1001vieclam.com/

– Vieclam.tuoitre: trang tuyển dụng của báo Tuổi Trẻ, đối tác của Careerbuilder
https://vieclam.tuoitre.vn/

– Vietsingworks: trang web cho người Việt tìm việc ở Singapore
http://www.vietsingworks.com/

– Topcv: hoạt động từ 2016, truy cập gần 2 triệu/tháng, hơn 20k doanh nghiệp sử dụng bao gồm Samsung, Viettel, Vingroup…
https://www.topcv.vn/

– Timviec365: phù hợp tìm việc làm nhanh, làm thêm
https://timviec365.vn/

– vn.indeed: trang tuyển dụng việc làm đa quốc gia
https://vn.indeed.com/

– iconicJob: thành lập năm 2008, việc đăng ký tài khoản rất đơn giản, CV sẽ được chuyển đến những nhà tuyển dụng
https://iconicjob.vn/

– JobStreet: cổng thông tin việc làm và tuyển dụng không chỉ ở Việt Nam mà còn các nước khác tại Đông Nam Á
https://www.jobstreet.vn/

– tuyendung: phù hợp nhiều ngành nghề và địa phương
https://tuyendung.com.vn/

– Ybox: kênh thông tin chất lượng cao của giới trẻ và sinh viên Việt Nam
https://ybox.vn/

– viecngay: chủ yếu dành cho người lao động không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao (ví dụ nhân viên bán hàng, nhân viên giao hàng)
https://www.viecngay.vn/

– vieclambank: thông tin tuyển dụng của các công ty Nhật
https://vieclambank.com/

– chonviec: trang web được Báo Người Lao Động bình chọn là web vàng, các nghề được quan tâm là PR, Quảng cáo, Kế Toán, Kiểm toán, Báo chí…
https://chonviec.com/

– hrvietnam: trang web được xây dựng bởi Careerbuilder
https://hrvietnam.com/vi

–  viectotnhat: ứng viên có thể tìm việc dựa trên ngành nghề và địa điểm
https://viectotnhat.com/

– vlance: dành cho người làm công việc Freelancer
https://www.vlance.vn/

– chợTốt: cầu nối giữa nhà tuyển dụng với ứng cử viên
https://www.chotot.com/

– vieclam.laodong: trang việc làm của báo Lao Động
http://vieclam.laodong.com.vn/

Nguồn tham khảo: https://jobsgo.vn/blog/top-30-website-dang-tin-tuyen-dung-uy-tin/#5Topcvvn

Ở Anh:

– indeed: một trong những trang phổ biến nhất với hàng chục triệu truy cập
https://www.indeed.co.uk/

– reed: rất nhiều các ngành nghề khác nhau, khoảng 25k nhà tuyển dụng
https://www.reed.co.uk/

– TotalJobs: 6 triệu người tìm việc, hơn 100k job ads
https://www.totaljobs.com/

– CV-Libaray: hơn 145k vị trí hơn 70 ngành nghề
https://www.cv-library.co.uk/

– Universal JobMatch: trang web tìm việc của chính phủ Anh
https://www.gov.uk/find-a-job

– Jobsite: hơn 150k vị trí tuyển dụng
https://www.jobsite.co.uk/

– Monster: 5 triệu lượt người xem và hàng nghìn công việc với các cấp độ khác nhau
https://www.monster.co.uk/

– NHS Jobs: trang truy cập tuyển dụng cho công việc trong hệ thống Y Tế Quốc Gia NHS
https://www.jobs.nhs.uk/

– Fish4Jobs: 1,6 triệu lượt người xem, là phần tuyển dụng của nhiều trang báo
https://www.fish4.co.uk/

– GuardianJobs: trang tuyển dụng của nhật báo Guardian
https://jobs.theguardian.com/

– Glassdoor: không chỉ có tuyển dụng mà còn có review của công ty
https://www.glassdoor.co.uk/

– Adzuna: có hệ thông algorithm để tìm những việc liên quan nhất tới kinh nghiệm và bằng cấp
https://www.adzuna.co.uk/

– CWJobs: tìm việc trong ngành công nghệ
https://www.cwjobs.co.uk/

– WorkInStartups: tìm việc trong startup
https://workinstartups.com/

– Linkedin: Linkedin đang ngày một trở nên thông dụng cho việc tuyển dụng, có app rất tiện lợi
https://www.linkedin.com/

Nguồn tham khảo:
http://www.careerexperts.co.uk/job-searching/top-10-job-sites-uk
https://www.wikijob.co.uk/content/features/useful-resources/10-best-uk-job-boards-2020

7. Các trang web/Facebook có những chia sẻ hữu ích giúp cho quá trình xin việc

• Hầu hết các trang web tuyển dụng liệt ra trong phần trên đều có những bài post chia sẻ hữu ích cho quá trình xin việc, ví dụ như là cách viết CV, cách trả lời phỏng vấn… và một số trang sẽ có đánh giá về công ty như là Glassdoor của Anh.

• Mình xin bổ sung thêm một trang hữu ích nữa cho các bạn ở Việt Nam tên là “Ứng viên tài năng”. Đây là cuộc thi mô phỏng quá trình tuyển dụng của các tập đoàn lớn dành cho sinh viên do HRC – Câu lạc bộ nguồn nhân lực trường Đại học Ngoại thương tổ chức. Cuộc thi sẽ là một bước đệm để bạn tự tin hơn trước những cuộc thi tuyển dụng của những doanh nghiệp, tập đoàn nổi tiếng. Đối tượng của cuộc thi là các bạn sinh viên năm 3, năm 4, cử nhân tốt nghiệp không quá 1 năm khối ngành Kinh Tế.
https://www.facebook.com/hrc.ungvientainang/

• Và dưới đây là một số các trang hữu ích khác ở Anh:

– Wikijob Forum: đây là trang web bằng tiếng Anh cho cộng đồng xin việc ở Anh, hồi đi xin việc ở đại học mình sử dụng trang này rất nhiều, vì trang không chỉ có phần luyện tập cho các bài test (numerical test, verbal test…) hay yêu cầu bởi các công ty lớn, mà còn có forum cho mọi người chia sẻ về kinh nghiệm phỏng vấn xin việc. Ngày trước khi đăng ký cho PwC, một trong 4 công ty kiểm toán lớn, nhờ có forum bàn luận mà mình biết rõ các bước thứ tự của quá trình tuyển dụng, các thí sinh cần phải làm gì, cảm thấy cái gì khó, cái gì dễ, và vì thế mình có thể chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như luyện tập các kỹ năng.
https://forum.wikijob.co.uk/

– SJSH: Đây là trang web đăng những bài chia sẻ về việc làm của “SJSH – Nhóm tìm việc làm và học bổng tại UK và EU” đã nhắc tới ở trên.
https://sjsh.co.uk/

– Metis Hub: Là trang facebook thành lập bởi các bạn Việt Nam đang sống và làm việc tại UK nhằm hỗ trợ du học sinh Việt Nam định hướng và phát triển bản thân trên hành trình học tập và làm việc tại nước ngoài. Các bạn có tổ chức nhiều workshop rất hữu ích.    
https://www.facebook.com/metishub

8. Cách sử dụng Google search

• Ngày nay gần như cái gì cũng có thể tìm được đáp án trên Google Search. Thường mình chỉ đánh các câu hỏi hoặc các cụm từ khóa vào google, ví dụ như:
-“Top companies in finance” (“Những công ty đứng đầu trong ngành tài chính”)
-“Recruitment process for company A” (“Quá trình tuyển dụng cho công ty A”)
-“Salary for company A” (“Lương cho công ty A”)
-“How to write CV” (“Làm thế nào để viết CV”)
-“Competency interview questions” (“Các câu hỏi phỏng vấn về kỹ năng”)

• Mình thường tham khảo nhiều link/nguồn khác nhau cho một chủ đề, vì mỗi bài viết và chia sẻ thường đến từ góc nhìn của một cá nhân nhất định, xem nhiều nguồn sẽ có cái nhìn đa chiều và toàn diện hơn.

• Khi tham khảo bài viết từ Google search, cũng nên chú ý nguồn dẫn để biết tính chính xác và độ đáng tin cậy, đặc biệt nếu có số liệu thống kê cần xác định xem nguồn thống kê đến từ đâu.

9. Nhân viên tư vấn giới thiệu việc làm (Recruitment Agent)

• Ở Anh, việc sử dụng nhân viên tư vấn giới thiệu việc làm (Recruitment Agent) khá là phổ biến, đặc biệt dành cho thị trường tuyển dụng nhân viên có kinh nghiệm. Ứng cử viên đăng ký sẽ không phải trả phí mà bên công ty tuyển dụng sẽ phải chi trả toàn phí tổn. Nhiệm vụ của Recruitment Agent là tìm ứng cử viên phù hợp cho công ty và sẽ được nhận tiền hoa hồng từ công ty nếu tuyển được người phù hợp.

• Ở Anh, có thể liên lạc với Recruitment Agent trực tiếp hoặc thông qua các trang web tuyển dụng đã đăng ở trên. Thường các công ty tuyển dụng sẽ đăng các vị trí rất chung chung không rõ tên công ty để thu hút ứng cử viên. Khi có người phù hợp đăng ký, họ sẽ liên lạc và cung cấp thông tin cụ thể hơn.

• Thường liên lạc qua các trang web tuyển dụng từ một job ad nhất định sẽ hiệu quả hơn vì mình sẽ biết là Recruitment Agency này có làm trong lĩnh vực liên quan tới ngành nghề của mình. Còn nếu muốn liên lạc trực tiếp thì nên qua website của họ để tìm hiểu trước xem họ có làm tuyển dụng trong ngành mình quan tâm hay không.

• Một số những Recruitment Agent lớn/phổ biến/mình biết ở Anh là:

– Venturi-Group – IT: https://venturi-group.com/
– Adecco: https://www.adecco.co.uk
– Impellam: https://www.impellam.com/
– Hays: https://www.hays.co.uk/
– Reed: https://www.reed.co.uk/
– Airswift: https://www.airswift.com/
– Asoria: https://asoriagroup.com/
– Antal International: https://www.antal.com/
– Michael Page: https://www.michaelpage.co.uk/
– InterQuest Group: https://www.interquestgroup.com/
– Morgan Hunt: https://www.morganhunt.com/
– Opus Professional Services Group: https://www.opuspsg.com/
– StopGap: https://www.stopgap.co.uk/
– Blue Arrow: https://www.bluearrow.co.uk/
– Seven Resourcing: https://www.seven-resourcing.com/
– FireFly Finance Resourcing: https://www.fireflyhc.com
– Bond Rrec: https://www.bondrecruitment.com/

Nguồn tham khảo:

https://venturi-group.com/biggest-best-recruitment-agencies-uk/
https://www.recruitment-international.co.uk/blog/2016/05/have-you-submitted-your-entry-for-recruitment-internationals-top-500-report

10. Bạn bè anh chị và những người đi trước

Và cuối cùng đừng quên liên lạc và kết nối với bạn bè, anh chị và những người quen có kinh nghiệm. Bạn có thể nhờ họ xem giùm CV hoặc tập phỏng vấn, cũng như lắng nghe kinh nghiệm của họ về quá trình xin việc và làm việc.   


Mình hi vọng bài viết của mình giúp được phần nào cho quá trình xin việc và tìm hiểu về việc làm của các bạn. Nếu các bạn còn biết các kênh thông tin hay nguồn link hữu ích nào, hay chia sẻ với mình để mình bổ sung thêm vào bài viết nhé!

Link giới thiệu về mình cho những bạn đọc mới của blog: Giới thiệu

Link mua sách “Dấu yêu Cambridge” của mình về truyện tình yêu tình bạn tại trường đại học Cambridge (Anh Quốc) nơi mình từng theo học: Tiki | NXB Kim Đồng | Shopee Miền Nam| Shopee Miền Bắc

Link tới sách trên Goodreads: Goodreads

Đừng quên đăng ký ở phần “Để lại email để theo dõi blog” để nhận thông báo khi có bài viết mới! Phần đăng ký nằm ở cuối bài viết này dưới mục bình luận nếu bạn sử dụng điện thoại và ở phía bên tay phải nếu bạn sử dụng máy tính. Sau khi bấm nút “đăng ký”, nếu bạn không nhận được email yêu cầu xác nhận từ blog, xin hãy kiểm tra thùng thư rác (junk mail).

Mọi người cũng có thể đọc thêm các bài viết trước của mình về chủ đề việc làm ở đây: Chuyện việc làm

Những bài viết nổi bật là:

Hãy để lại lời nhắn cho mình nhé!