Một kế toán biết đầu tư ở Luân Đôn có thể tiết kiệm được bao nhiêu sau 10 năm ra trường

Trước tiên mình cần phải cung cấp một cái disclaimer. Mình đúng là một kế toán, và mình đúng là ở Luân Đôn nhưng nhân vật kế toán biết đầu tư trong bài viết này hổng phải là mình. Thông số trong bài viết dựa trên mức lương có thực trong ngành nghề của mình, cũng dựa vào giá cả cuộc sống có thực của Luân Đôn, nhưng 10 năm trước, cái ngày mình ra trường ở tuổi 22, mình không biết một chút gì về đầu tư hay bất cứ cái gì liên quan tới quản lý tài chính. Mình chưa từng nghĩ tới việc sẽ muốn tiết kiệm bao nhiêu, hay muốn nghỉ hưu ở độ tuổi nào, thậm chí còn chẳng biết lương tháng mình được trả bao nhiêu (vì bận bù đầu chẳng bao giờ có thời gian kiểm tra tài khoản), lương hưu cần đóng bao nhiêu…

Vì vậy, bài viết này là câu trả lời cho câu hỏi:

Nếu 10 năm trước, mình có được kiến thức và suy nghĩ như ngày hôm nay, thì liệu ngày hôm nay mình có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong tài khoản?

Để đơn giản hóa các con số, nhân vật kế toán của mình quyết định không lấy chồng ở tuổi 24, không đẻ con ở tuổi 27, và không nghỉ thai sản không lương lâu la như mình. Chị ta là một người có lối sống khá giản tiện, không xài đồ hiệu, không máu ăn hàng, không hám trà sữa, không mê tơi các thiết bị máy ảnh. Chị ta chỉ thích đồ giảm giá, thích tích điểm lấy đồ miễn phí, thích so đo giá cả để tìm được thứ hàng chất lượng với giá rẻ nhất. Chị ta không phải là người liều lĩnh, nhưng cũng khôn ngoan biết đầu tư. Và chị ta là dân du lịch bụi.

Bảng tài chính sau 1 năm, 5 năm, 10 năm và 25 năm đi làm

Số liệu ở trên nhìn rắm rối, nhưng điểm chính là:

  • Chị ta là một kế toán với thu nhập trung bình khá ở Luân Đôn với mức lương khởi điểm £28k và lên được tới tối đa £75k sau 10 năm kinh nghiệm.
  • Chị ta tiết kiệm được 26% thu nhập trong năm đầu đi làm. Tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập tăng tới 54% sau 5 năm, và 65% sau 10 năm.
  • Nhờ có đầu tư, chị ta tự do tài chính ở tuổi 38 với thu nhập thụ động £20k bắt đầu đủ để chi trả cuộc sống hàng năm.
  • Chị ta đạt cán mốc tài sản 1 triệu bảng ở năm 46 tuổi sau 25 năm đi làm.

Cụ thể tài chính năm đầu đi làm

Ngày mới ra trường, lương trước thuế £28k (840 triệu) một năm của chị ta rơi vào hạng trung bình, không ngất ngưởng £40k – £50k như mấy đứa trường top vào được ngân hàng đầu tư, nhưng cũng không quá thấp. Chị ta biết cái lợi của việc đóng lương hưu qua chỗ làm là công ty sẽ bỏ thêm vào tương đương số tiền mình đóng, nên dù lương không mấy so với cuộc sống đắt đỏ, chị vẫn cắt ra 3% đóng vào quỹ lương hưu. Sau khi đóng tiền phúc lợi xã hội và trả thuế thu nhập 20% thì chị ta còn (22k) bỏ túi mang về nhà. Với £22k (660 triệu) này, chị ta chi tiêu như thế nào?

Cuộc sống ở Luân Đôn đắt đỏ nhất là tiền thuê nhà. Nhà cửa trong trung tâm Luân Đôn vùng 1 vùng 2 nhỏ bằng cái hộp mà cũng giá lên tới cả £1k (30 triệu) một tháng. Chị ta quyết định sống trong vùng 3 vùng 4, xa xa trung tâm một chút, nhưng bù lại cả tiền nhà tiền điện tiền nước chỉ tới £800 một tháng. Thêm tiền ăn uống và một số thứ lặt vặt khác, tổng cộng một tháng chị tiêu £1,350, tức là khoảng £16k (480 triệu) một năm.

Vậy là với thu nhập sau thuế £22k (660 triệu), chị tiêu hết £16k (480 triệu) và có thể tiết kiệm và đầu tư £6k (180 triệu) (~26% thu nhập sau thuế của mình) trong năm đầu đi làm. Nhờ mở tài khoản lifetime ISA, chị có thêm £1k từ hỗ trợ của nhà nước. Tài khoản cuối năm của chị ở con số £6.810 (204 triệu).

Số tiền £6.810 chị quyết định đem đi đầu tư. Vì chị không quá liều lĩnh nên chỉ đầu tư vào cái gì không quá rủi ro, tỷ lệ lợi nhuận đầu tư trung bình hàng năm của chị là 4%.

Số liệu thu nhập chi tiêu tiết kiệm đầu tư năm đầu đi làm

Tài chính 10 năm sau đó

Một hai năm đầu, lương kế toán của chị mỗi năm tăng lên một chút, đỉnh điểm lương nhảy cao nhất £9k từ £33k lên tới £45k ở năm 25 tuổi. Khi đó chị có 3 năm kinh nghiệm đi làm, vừa đạt được bằng kế toán chuyên nghiệp ACA. Có cái bằng đúng là nâng hẳn giá trị. Chị không còn là một trainee (người thực tập), mà giờ chị là một chartered accountant (một kế toán có bằng cấp).

Từ ngày có cái bằng, mỗi năm lương chị tằng tằng tăng £5k, thu nhập trước thuế £50k (1,5 tỷ) ở tuổi 26, £55k ở tuổi 27… Và cứ thế cứ thế cho tới khi chị 31 tuổi, lúc này đã có 10 năm kinh nghiệm, lương £75k (2,25 tỷ) trước thuế, £50k (1,5 tỷ) sau thuế. Lúc này chị đã có thể tiết kiệm £33k (990 triệu) một năm (khoảng 65% thu nhập). Tất cả tiền tiết kiệm được chị đem đi hết đầu tư nên bây giờ có khoản thu nhập thụ động £7k (~ 210 triệu) một năm. Tổng tài khoản của chị ở tuổi 31 đã lên tới £225k (~6,7 tỷ).

Chi tiết tài chính 10 năm đầu đi làm sau khi ra trường

Tài chính độ tuổi băm và tứ tuần

Cuộc sống tiếp tục tiếp diễn, chị không phải người quá tham vọng, nên sau 10 năm đó, lương chị không tăng thêm nữa mà giữ vững ở mức £75k, giá cả cuộc sống đắt hơn vì lạm phát, nhưng nhờ có tiết kiệm và đầu tư, tổng thu nhập của chị vẫn tăng đều đều hàng năm. Tới khi chị 38 tuổi, thu nhập thụ động của chị đã lên tới £20k (600 triệu) một năm và bắt đầu vượt qua chi tiêu hàng năm £19k (570 triệu) của chị. Đây chính là thời điểm chị đã có thể tự do tài chính, tuy nhiên chị vẫn tiếp tục đi làm vì chị thấy mình còn trẻ và khỏe. Tới khi chị 46 tuổi, với lối sống tiết kiệm và chăm chỉ đầu tư, tổng tài khoản của chị cuối cùng chạm mốc 1 triệu bảng Anh (30 tỷ). Chị đã trở thành “triệu phú”! Nếu không biết đầu tư, chị sẽ không bao giờ có thể tự do tài chính vì không có thu nhập thụ động, và phải đợi thêm hơn 15 năm đi làm nữa ở tuổi 61 gần nghỉ hưu mới đạt tới mốc 1 triệu bảng Anh.

Chi tiết tài chính từ năm 37 tới 46 tuổi

Vậy đấy một kế toán với thu nhập trung bình ở Luân Đôn, nhờ biết tiết kiệm và biết đầu tư, đã có thể trở thành “triệu phú” ở tuổi 46!

Câu chuyện này có ý nghĩa gì?

Tất nhiên đây là một câu chuyện đã được đơn giản hóa. Phần lớn mọi người sau 5 tới 7 năm sẽ bắt đầu mua nhà. Thêm 5, 10 năm nữa sẽ bắt đầu lấy chồng đẻ con, cuộc sống cũng trở nên phức tạp hơn. Cũng không nhiều người có thể duy trì cùng một lối sống, một mức sống suốt cả cuộc đời. Chi phí cuộc sống này đúng với 3, 4 năm sau khi ra trường, nhưng rất nhiều người bắt đầu tăng cao chi tiêu khi thu nhập cao hơn.

Tuy nhiên, dù con số đã được đơn giản hóa, không có nghĩa là nó không thể đạt được. Nó chứng minh một điều đơn giản là biết tiết kiệm và đầu tư sẽ giúp một người với thu nhập trung bình khá ở Luân Đôn đạt được tự do tài chính trước tuổi 40 và trở thành “triệu phú” trước tuổi 50.

Quay trở lại 18 tuổi, mình sẽ làm gì?

14 năm trước, quay trở lại thời gian mình 18 tuổi vẫn còn ngồi ghế nhà trước, nếu mình có được tư duy như mình của hôm nay, thì mình sẽ:

1) Sống tiết kiệm không đua đòi

2) Ghi lại chi tiêu và lên kế hoạch tài chính

3) Tích cực đầu tư dù trong túi chỉ có vài trăm bảng

4) Tận dụng tối đã các hỗ trợ lợi thuế của nhà nước, như là mở tài khoản ISA shares, lifetime ISA (những chính sách này được đạt ra là để khuyến khích người dân làm nhiều hơn vì nhà nước biết điều đó có lợi không chỉ cho bản thân người đó mà còn cho toàn xã hội).

5) Học tốt, nhưng không quên hăng hái đi làm thêm, làm tình nguyện, làm linh tinh lấy kinh nghiệm, để khi ra trường kiếm được một công việc tốt (dù gì đi nữa muốn có tiền tiết kiệm nhiều và nhanh thì cần phải bắt đầu bằng một công việc tốt).


Link tới bài viết khác về giá cả cuộc sống Luân Đôn: https://www.chuyencuangan.com/luong-bong-va-chi-phi-sinh-hoat-o-anh/

Link tới báo cáo chi tiêu thực của gia đình 3 người nhà mình: https://www.chuyencuangan.com/chi-tieu-01-2020-va-02-2020/

Link tới các bài viết khác về chủ đề tài chính: https://www.chuyencuangan.com/category/tai-chinh-ca-nhan/

Link giới thiệu: https://www.chuyencuangan.com/gioi-thieu/

Nguồn ảnh: Image by William Iven from Pixabay

Đừng quên đăng ký ở phần “Để lại email để theo dõi blog” để nhận thông báo khi có bài viết mới! Phần đăng ký nằm ở cuối bài viết này dưới mục bình luận nếu bạn sử dụng điện thoại và ở phía bên tay phải nếu bạn sử dụng máy tính. Sau khi bấm nút “đăng ký”, nếu bạn không nhận được email yêu cầu xác nhận từ blog, xin hãy kiểm tra thùng thư rác (junk mail).


Disclaimer:

Chú ý mình không phải là chuyên gia tài chính, các bài viết chia sẻ dựa trên kinh nghiệm cá nhân và thông tin tìm hiểu được. Mình không thể cho lời khuyên tài chính cũng như

Trên blog của mình có thể có link affiliate trong một số bài viết. Điều này có nghĩa là nếu bạn chọn đăng ký qua link của mình, mình có thể được một ít hoa hồng để trả phí duy trì blog, và bạn sẽ không mất gì cả. Chú ý là đây không phải là blog bán hàng, mình chia sẻ chủ yếu vì sở thích. Nếu có giới thiệu cái gì thì đó là vì mình có sử dụng, thấy hữu ích và muốn chia sẻ với mọi người.


52 Replies to “Một kế toán biết đầu tư ở Luân Đôn có thể tiết kiệm được bao nhiêu sau 10 năm ra trường”

  1. chị Ngân ơi em là Trường tới từ SJSH ạ. Em cảm ơn chị đã share nhiều bài viết bổ ích về đầu tư và tài chính. Chị có thể cho em xin template được không ạ? Em xin cảm ơn chị nhiều!

    Địa chỉ email của em là : thomastran2711@gmail.com

    1. Chị gửi cho em rồi đó nha. Template khá đơn giản nhưng mà cũng giúp định hình được các con số. Sau này có thời gian chị sẽ chia sẻ thêm các template khác. :))

  2. Chị cho em xin bảng theo dõi thu nhập excel của chị đc ko ạ?
    Em cám ơn chị nhiều.

    1. Thảo ơi, chị không thấy email đăng ký blog của em. Em đăng ký blog từ khi nào? Chị cần phải biết email của em thì mới gửi cho em được.

  3. Hi chị Ngân, em xin cảm ơn bài viết rất rõ ràng, chi tiết của chị. Chị có thể cho em xin template của bản theo dõi chi tiêu bên trên đc ko ạ? 🙂

    1. Chào em, cảm ơn em đã để lại lời nhắn cho chị. Nếu em để lại email qua phần đăng ký theo dõi blog, chị sẽ gửi template cho em qua email nhé!

  4. Cảm ơn vì bài viết của chị chia sẻ rất bổ ích ạ. Chị có thể chia sẻ cho em xin template được không ạ? Em đăng kí theo dõi blog qua email rồi ạ.
    Em cảm ơn chị ạ.

  5. Thank c Ngân vì bài viết bổ ích ạ. Chị có thể cho e xin template vào email của e được ko ạ? E có đăng kí email theo dõi blog của chị rồi ạ. E cảm ơn chị 😊

  6. Bài viết rất bổ ích ạ. Chị Ngân cho em xin template của bản theo dõi trên với ạ. Em có đăng ký email theo dõi blog của chị rồi, em cảm ơn chị nhiều <3

  7. Cám ơn chị vì bài viết bổ ích. Chị có thể cho em xin template được không ạ? Em đã đăng ký theo dõi blog ạ.

  8. Hi chị Ngân, em cảm ơn chị vì bài viết rất hữu ích và cũng đã subscribe qua mail. Chị có thể cho em xin template tính được không ạ? Cảm ơn chị Ngân nhiều 😀

  9. Cảm ơn những chia sẻ bổ ích của Ngân nhé! Ngân cho mình xin template với nha! Cảm ơn Ngân!

  10. Em chào chị, chị có thể cho em xin template với được không ạ? Cảm ơn chị nhiều ạ.

  11. Xin chào Ngân và rất cảm ơn bạn về bài viết. Mình đã đăng ký theo dõi blog. Bạn có thể gửi cho mình tham khảo template Excel này được không? Cảm ơn bạn nhé!

  12. Em cám ơn bài viết của chị nhiều ạ, chị có thể cho em xin template của bản theo dõi chi tiêu không ạ, em đã đăng ký theo dõi blog rồi ạ

    1. Cảm ơn em đã để lại lời nhắn nhé. Template về ghi chép thu chi hiện chị chưa làm xong nhưng chị đã gửi template “Financial planning” chị sử dụng trong bài viết này cho em rồi đó.

  13. Ngân cho mình xin template với nhé, mình đang trên con đường học tập để đầu tư. Thanks Ngân nhiều.

  14. Em chào chị Ngân, em cảm ơn bài viết của chị rất nhiều. Nếu được chị có thể cho em xin template được không ạ? Em cảm ơn chị. Chúc chị ngày tốt lành.

  15. Chị Ngân ơi, em cảm ơn chị rất nhiều vì bài viết siêu bổ ích ạ. Chị cho em xin template với nhé chị, em cảm ơn chị nhiều lắm ạ!

  16. Hi Chị Ngân, chị có thể gửi cho em template qua email không ạ? em cảm ơn chị nhiều ạ. 😀

Hãy để lại lời nhắn cho mình nhé!